Tùy vào mỗi công ty xây dựng hoặc mỗi dự án sẽ có một vài điểm khác nhau trong các hạng mục thi công phần thô và định nghĩa ngôi nhà thô. Chủ đầu tư trong quá trình tìm hiểu và so sánh giữa các đơn vị.
Nên quan tâm và đối chiếu chi tiết các hạng mục thi công thì mới chính xác và khách quan. Tránh các trường hợp bị mập mờ thông tin dẫn đến mức giá ban đầu rất thấp nhưng phần phát sinh thì đội chi phí liên tục trong quá trình xây dựng.
Những hạng mục trong gói thi công phần thô và nhân công hoàn thiện.
Gói dịch vụ thi công phần thô và nhân công hoàn thiện Kiến Thiết Việt sẽ gồm:
– Cung ứng vật liệu và vật tư: theo đó Kiến Thiết Việt sẽ cung ứng toàn bộ vật liệu vật tư bao gồm: sắt thép, cát đá, bê tông, gạch xi măng, dây điện, ống nước, vật tư phụ: đế âm, ống âm trong tường,…
Các hạng mục này sẽ được cung ứng đúng theo chủng loại và yêu cầu kỹ thuật thể hiện trong thiết kế kiến trúc và kết cấu của ngôi nhà.
Những điểm Chủ đầu tư cần lưu ý trong công tác chuẩn bị khi thi công phần thô
Khi tiến hành xây dựng, Kiến Thiết Việt sẽ tư vấn và hỗ trợ CĐT thực hiện công tác chuẩn bị. Tuy nhiên để có sự chủ động và tránh những vấn đề phát sinh không đáng có CĐT cần lưu ý những điểm sau:
1. Di dời đồng hồ điện, đồng hồ nước
Đối với các công trình có sẵn, cần phải di dời đồng hồ điện, đồng hồ nước trước khi tiến hành tháo dỡ. Tuy nhiên, CĐT tuyệt đối không được tự ý di dời mà phải liên hệ trực tiếp đơn vị điện lực và chi nhánh cấp nước phụ trách tại khu vực mình ở.
Các đơn vị chuyên trách sẽ tiến hành khảo sát, thực hiện thủ tục cần thiết cho công tác di dời. Quá trình này sẽ tốn phí theo quy định nhà nước và không nằm trong báo giá thi công phần thô. Để thuận tiện cho CĐT
Kiến Thiết Việt sẽ thực hiện các thủ tục cho toàn bộ quá trình di dời.
2. Tháo dỡ nhà cũ
Để chuẩn bị phần mặt bằng, cần phải tháo dỡ toàn bộ phần thân nhà cũ, phần ngầm và hút hầm phân. CĐT cần tìm đơn vị tháo dỡ uy tín và có những ràng buộc rõ ràng.
Không ít trường hợp đơn vị tháo dỡ xác nhà lấy hết các phần sắt thép… sau đó bỏ lại một đống ngổn ngang cho CĐT. Phần này CĐT nên sử dụng dịch vụ của Kiến Thiết Việt để được an tâm và tiết kiệm chi phí.
3. Xin phép sử dụng vỉa hè
Đối với các công trình sát đường có phần mặt tiền hẹp cần làm thủ tục xin phép sử dụng vỉa hè để phục vụ thi công. Thông thường sẽ do đơn vị thi công xây dựng phụ trách.
4. Hồ sơ thiết kế và giấy phép xây dựng
Nếu đơn vị thi công khác với đơn vị thiết kế, CĐT cần có một bộ hồ sơ thiết kế hoàn chỉnh để bàn giao cho đơn vị thi công. Đơn vị thi công sẽ tiến hành xin giấy phép xây dựng theo hồ sơ thiết kế.
5. Chuẩn bị hồ sơ thông báo khởi công
Hồ sơ thông báo khởi công cũng do đơn vị thi công chuẩn bị nhưng có một số giấy tờ CĐT cần cung cấp.
STT | Tên hồ sơ | Số lượng | Ghi chú |
1 | Thông báo khởi công theo mẫu | 2 | CĐT chuẩn bị |
2 | Giấy phép xây dựng | 2 | Bản sao công chứng |
3 | Bản vẽ xin phép | 2 | CĐT chuẩn bị |
4 | Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất | 2 | Bản sao công chứng, CĐT chuẩn bị |
5 | Sổ hộ khẩu CĐT | 2 | Bản sao công chứng, CĐT chuẩn bị |
6 | Chứng minh nhân dân CĐT | 2 | Bản sao công chứng, CĐT chuẩn bị |
7 | Quyết định bổ nhiệm chỉ huy trưởng và chứng chỉ hành nghề | 2 | |
8 | Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh | 2 | Bản sao công chứng |
9 | Hợp đồng thi công giữa CĐT và nhà thầu | 2 | |
10 | Bảo hiểm công nhân | 2 |
6. Chụp hình hiện trạng các công trình lân cận
Đây là một việc cực kỳ quan trọng để giữ hòa khí cùng hàng xóm trong quá trình xây nhà. CĐT nên cùng đơn vị thi công chụp lại hiện trạng nhà tiếp giáp bên phải, nhà tiếp giáp bên trái và sau lưng trước khi tiến hành công tác thi công.
Nếu được có thể tiến hành ký biên bản cùng hàng xóm về hiện trạng nhà. Việc này giúp tránh bị khiếu nại hay tranh chấp về sau. Và để có những biện pháp thi công an toàn dựa vào tình trạng các công trình lân cận.
7. Định vị ranh mốc công trình
Trên cơ sở Hồ sơ thiết kế xây dựng và GPXD do UBND Quận cấp, Công ty phối hợp với CĐT để lấy mốc định vị công trình.
Trường hợp không xác định được ranh mốc công trình, CĐT liên hệ phòng địa chính nơi sở tại để yêu cầu xác định tọa độ vị trí mốc của công trình. Việc này nhằm đảm bảo xây dựng đúng lô đất của CĐT và phục vụ công tác hoàn công sau này.
8. Gia cố nền đất yếu:
Có 3 phương pháp phổ biến được sử dụng để gia cố nền đất yếu
– Ép cừ tràm:
Có 2 hình thức ép: bằng gầu máy đào và bằng máy rung.
Cừ được ép từ 25 – 30 cây/m2
Chỉ sử dụng với đất nền ngập nước
Tiêu chuẩn đối với cừ tràm
Cừ sử dụng phải tươi
Đường kính cừ: đầu ngọn 6-8cm, đầu gốc 10-12cm.
Cừ tiêu chuẩn dài 4m
Cừ phải thẳng, không bị dập
Ưu và nhược điểm khi thi công bằng cừ tràm
Ưu điểm | Nhược điểm |
Chi phí thấp | Không thi công được ở những khu vực khô hạn |
Dễ thi công | Khả năng chịu tải công trình thấp |
– Ép cọc bê tông cốt thép:
Có 2 hình thức ép cọc là ép neo và ép tải, các bạn xem bảng so sánh bên dưới để hiểu được sự khác nhau của 2 hình thức này.
STT | Ép Neo | Ép Tải |
1 | Tải ép từ 35 – 45 tấn | Tải ép từ 60 – 150 tấn |
2 | Thi công được hẻm nhỏ 1,5m | Thi công được hẻm từ 2,5m trở lên |
3 | Thi công được mặt bằng có bề rộng tối thiểu 2,5m | Thi công được mặt bằng có bề rộng tối thiểu 3,8m |
4 | Dùng neo làm đối trọng | Dùng các cục tải sắt hoặc bê tông làm đối trọng |
– Khoan cọc nhồi: đây là lựa chọn số 1 cho những công trình có quy mô và tải trọng lớn.
STT | Cọc ép | Cọc khoan nhồi |
1 | Dễ gây ảnh hưởng nhà lân cận (lún, nứt, va đập khi thao tác) | Không ảnh hưởng lún hay nứt |
2 | Không thể thi công trong mặt bằng chật hẹp hoặc đường vào chật hẹp | Thi công được ở những mặt bằng chật hẹp và đường vào hẹp |
3 | Giá thành thấp hơn cọc nhồi | Giá thành cao hơn cọc ép |
4 | Thời gian thi công nhanh | Thời gian thi công kéo dài |
5 | Thi công sạch | Khoan có bùn đất nên rất dơ |
6 | Dễ dàng kiểm soát được chất lượng | Khó kiểm soát chất lượng |
7 | Sử dụng cho các công trình nhà ở | Sử dụng cho các công trình cao tầng, quy mô xây dựng lớn |
Quy trình thi công phần thô và nhân công hoàn thiện
Chuẩn hóa thiết kế
– Thực hiện công tác kiểm tra đối chiếu bản vẽ thiết kế với bản vẽ xin phép.
– Thống nhất bản vẽ thiết kế và ký duyệt: thành phần hồ sơ thiết kế kỹ thuật
- Mặt bằng – mặt đứng – mặt cắt
- Phối cảnh mặt tiền
- Kết cấu công trình
- Điện nước công trình
Công tác trắc đạc
- Định vị + kiểm tra lại tim trục theo bản vẽ thiết kế và bản vẽ xin phép xây dựng
- Xác định code nền tầng trệt
- Biên bản bàn giao mặt bằng và xác định ngày khởi công.