Thiết kế kết cấu

1. Thiết kế kết cấu là gì ?

Thiết kế kết cấu là gì, để hiểu được khái niệm này, đầu tiên ta phải biết được thế nào là kết cấu trong xây dựng. Kết cấu là bộ phận trong các công trình xây dựng hay các dự án có tác dụng chịu lực chính, được hiểu như khung ngoài hoặc “bộ xương” của công trình hoặc dự án.

Kết cấu gồm nhiều các cấu kiện và các chi tiết lẻ được liên kết lại tạo nên khung công trình, quy mô to nhỏ tùy thuộc vào dự án.

Thiết kế kết cấu là quá trình tính toán, triển khai các phương án từng chi tiết trong kết cấu của toàn bộ công trình, từ móng, cột, dầm, sàn đến cầu thanh, bể nước,…

Có hai loại kết cấu phổ biến hiện nay là kết cấu bê tông cốt thép và kết cấu thép. Kết cấu bê tông cốt thép thường được dùng cho các công trình dân dụng như nhà ở, nhà cao tầng,… Kết cấu thép được sử dụng ở các công trình nhà xưởng công nghiệp quy mô lớn.

2. Dịch vụ thiết kế kết cấu của Bidico

Thiết kế kết cấu là một công việc chuyên môn cao cần các kỹ sư tính toán kỹ lưỡng để tìm ra những phương án thi công kết cấu hạ tầng để đảm bảo tính bền vững, an toàn với các yếu tố tác động từ thiên nhiên.

Nếu thiết kế kết cấu ngôi nhà thiếu ổn định, không có độ bền vững, không phù hợp với điều kiện thi công thực tế,… thì đây là một mối lo ngại lớn cho bất kỳ công trình nào.

Chính sự quan trọng trên, bạn cần chọn đơn vị thiết kế kết cấu đủ năng lực, kinh nghiệm và chuyên môn cao là điều bắt buộc, và Bidico tự tin là một đơn vị như thế.

2.1 Thiết kế kết cấu nhà phố

Thiết kế kết cấu nhà phố thường dùng kết cấu bê tông cốt thép với ưu điểm thời gian thi công nhanh và dễ dàng tháo dỡ khi hoàn thiện.

Hồ sơ thiết kế kết cấu nhà phố bao gồm 12 loại bản vẽ sau:

Bản vẽ ghi chú chung;

Bản vẽ bằng định vị tim móng, tim cọc;

Bản vẽ bằng bố trí móng;

Bản vẽ mặt bằng bố trí đà kiềng, đà giằng;

Bản vẽ chi tiết cấu tạo cọc, chi tiết móng, chi tiết đà kiềng, đà giằng;

Bản vẽ mặt bằng định vị cột của tất cả các tầng;

Bản vẽ mặt bằng bố trí dầm sàn các tầng;

Bản vẽ mặt bằng bố trí thép sàn;

Bản vẽ chi tiết cốt thép dầm sàn các tầng;

Bản vẽ mặt bằng bố trí cầu thang;

Bản vẽ chi tiết cấu tạo, mặt cắt bố trí thép cầu thang;

File phần mềm thiết kế kết cấu;

2.2 Thiết kế kết cấu nhà cao tầng

Thiết kế kết cấu nhà cao tầng điều quan trọng nhất là lựa chọn kết cấu chịu lực để thiết kế: thiết kế kết cấu khung chịu lực, thiết kế kết cấu khung vách, thiết kế kết cấu ống/trụ chịu lực,…

Việc chọn hệ kết cấu chịu lực và vị trí lõi thang máy, thang bộ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mặt bằng thiết kế kiến trúc. Đây là công việc mất nhiều thời gian để đi đến phương án thống nhất dung hòa giữa các phương án.

Các cấu kiện chịu lực chính tạo thành các hệ chịu lực nhà cao tầng gồm:

Cấu kiện dạng thanh: cột, dầm, thanh giằng, thanh chống,…

Cấu kiện dạng tấm: vách tường, sàn,…

3. Quy trình tư vấn thiết kế kết cấu của Bidico

Xác định nghiên cứu kết cấu;

Đưa ra tiêu chí lựa chọn phù hợp kích thước cho các cấu kiện chính của hệ chịu lực;

Xác định rõ các bộ phận chịu lực chính;

Tính toàn rõ bộ phận chịu lực chính và xác suất rủi ro nguy hiểm đến công trình;

Tính toán các bộ phận cốt thép chịu lực chính và từng cơ cấu của nó;

Kiểm tra lại kết cấu công trình ở mức độ giới hạn;

Cuối cùng lập bảng vẽ, lập bảng thống kế các vật liệu sử dụng;

Bằng chuyên môn cao cùng kinh nghiệm nhiều năm hoạt động, Bidico đã và đang là một trong số ít đơn vị tư vấn thiết kế kết cấu nổi tiếng, trở thành đối tác tin tưởng của nhiều khách hàng, đặc biệt tại khu vực TP.HCM và các tỉnh lân cận.

Chúng tôi có đội ngũ nhân viên là các kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ thuật viên tận tâm, có tay nghề cao và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc hiện đại.

Bidico luôn hỗ trợ tư vấn miễn phí cho khách hàng mọi thông tin về chuyên môn, từ đó cung cấp các phương án thiết kế tối ưu nhất, hiện đại nhất, phù hợp với từng không gian.

<<